Lưu ý: Bảng giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và có thể đã thay đổi mà chúng tôi chưa cập nhật.
4. Chi phí cấu thành giá cước vận tải đường bộ
Khi đề cập đến cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, chúng ta cần hiểu rằng đó là giá cước tổng hợp từ tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Thông thường, giá cước vận tải đường bộ được cấu thành từ các mục chi phí sau:
1. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải.
2. Chi phí tiêu hao nhiên liệu (xăng, dầu,…).
3. Chi phí trả cho lái xe vận chuyển.
4. Chi phí bốc xếp hàng hóa.
5. Chi phí dừng đỗ, trạm, phí điểm dừng.
6. Các phụ phí liên quan khác.
7. Các quy định liên quan tới cách tính giá cước vận tải đường bộ
Hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hiện nay áp dụng tính giá cước chủ yếu dựa trên hai tiêu chí là khối lượng hàng hóa và quãng đường vận chuyển.
Dưới đây là những quy định chung về cách tính giá cước vận tải đường bộ dựa trên hai tiêu chí trên mà bạn cần lưu ý:
1. Trọng lượng hàng hóa tính cước (bao gồm cả bao bì) sẽ được tính theo đơn vị tấn (T).
2. Khoảng cách sử dụng để tính cước sẽ được tính theo đơn vị kilômét (km).
3. Khoảng cách tối thiểu áp dụng tính cước là 1km.
4. Đối với hàng hóa có khối lượng nhẹ, cách tính cước vận chuyển sẽ được áp dụng dựa trên khối lượng thực tế của hàng.
5. Đối với hàng hóa cồng kềnh, cước vận chuyển đường bộ sẽ được tính theo công thức quy đổi…
5. Hướng dẫn tính phí vận chuyển đường bộ chuyên nghiệp
Phụ thuộc vào loại hàng hóa, cách tính phí vận chuyển đường bộ sẽ khác nhau.
5.1. Với các hàng hóa nhẹ
Đối với các hàng có trọng lượng dưới 3kg hoặc hàng hóa thông thường như mỹ phẩm, quần áo, văn phòng phẩm,… phí vận chuyển sẽ được tính dựa trên trọng lượng thực tế.
Phí vận chuyển = Trọng lượng thực x Đơn giá
5.2. Đối với hàng hóa cồng kềnh
Hàng cồng kềnh là những hàng có khối lượng không quá nặng nhưng kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích như đồ nội thất, các sản phẩm thủ công từ mây, tre,… phí vận chuyển sẽ được tính bằng cách so sánh trọng lượng thực tế và trọng lượng quy đổi. Trọng lượng nào lớn hơn sẽ được sử dụng để tính phí vận chuyển.
Số (Kg) = (Dài x Rộng x Cao)/5000
5.3. Đối với hàng siêu cường siêu trọng
Hàng siêu trường siêu trọng là những mặt hàng không thể tháo rời và có những đặc điểm như sau:
– Chiều dài lớn hơn 20 mét và chiều rộng lớn hơn 2.5 mét.
– Chiều cao lớn hơn 4.2 mét.
– Trọng lượng từ 32 tấn trở lên.
Cách quy đổi và tính giá cước cho hàng siêu cường siêu trọng như sau:
– Hàng hóa có thể tích <= 1.5 m3: Trọng lượng tính cước là trọng lượng thực tế chuyên chở (bao gồm cả bao bì).
– Hàng hóa có thể tích >= 1.5 m3: Trọng lượng tính cước là trọng lượng quy đổi từ mỗi 1.5 m3 thành 1 tấn.
Với các quy định cụ thể như sau:
– Nếu trọng lượng hàng hóa < 0.5 tấn, sẽ bỏ qua, nếu trọng lượng >= 0.5 tấn, sẽ tính là 1 tấn.
– Nếu khoảng cách vận chuyển < 0.5 km, sẽ bỏ qua, nếu khoảng cách >= 0.5 km, sẽ tính là 1 km.
5.4. Đối với hàng hóa thiếu tải
Trong trường hợp trọng lượng lô hàng ít hơn khả năng vận chuyển của phương tiện, cách tính cước phí sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng đơn hàng cụ thể:
– Lô hàng có khối lượng < 50% trọng tải thực tế của phương tiện: Khối lượng tính cước là 80% tải trọng thực tế của xe đã đăng ký.
– Lô hàng có khối lượng từ 50 – 90% trọng tải thực tế của phương tiện: Khối lượng tính cước là 90% tải trọng thực tế của xe đã đăng ký.
– Lô hàng có khối lượng chiếm > 90% trọng tải thực tế của phương tiện: Khối lượng tính cước là 100% tải trọng thực tế của xe đã đăng ký.
Trên đây là các quy định về tính giá cước vận chuyển hàng hóa và bảng giá cước vận chuyển tại VTLogsVn. Nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn về giá cước vận chuyển hàng hóa, vui lòng gọi đến số Hotline trên trang web để được tư vấn nhiệt tình nhất.